SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN
Bệnh viện y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Bình Thuận

Lô 2A KDC Hùng Vương, Đường Võ Văn Kiệt, P. Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận

Bệnh viện là Nhà thương

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU THẮT LƯNG VÀ ĐAU CỔ CẤP TÍNH CỦA NHÓM THUỐC OPIOID: KẾT QUẢ TỪ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG

  • 07/09/2023
  • 235

Đặt vấn đề

Nhóm thuốc opioid thường được sử dụng trong các trường hợp đau thắt lưng và đau cổ cấp tính, tuy nhiên, dữ liệu hiện có về hiệu quả của nhóm thuốc này vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu đang được tiến hành nhằm làm rõ hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng phác đồ opioid ngắn ngày trong điều trị cơn đau thắt lưng và đau cổ cấp tính.

Phương pháp

OPAL là nghiên cứu thiết kế mù ba, có đối chứng giả dược, ngẫu nhiên trên người lớn (≥18 tuổi) đến khám tại một trong 157 cơ sở chăm sóc y tế ban đầu hoặc khoa cấp cứu tại Sydney, NSW, Australia do cơn đau thắt lưng hoặc đau cổ (hoặc cả hai) trong thời gian dưới 12 tuần với mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên vào hai nhóm: phác đồ điều trị thường quy theo khuyến cáo phối hợp với opioid (oxycodon-naloxon, tối đa 20mg oxycodon mỗi ngày qua đường uống) hoặc giả dược, trong thời gian tối đa 6 tuần. Sau 6 tuần, mức độ đau sẽ được đánh giá  trên thang điểm 10, các dữ liệu được phân tích dựa trên mô hình tuyến tính hỗn hợp tái đo lường. Tính an toàn của opioid sẽ được phân tích trên kết quả của tất cả người tham gia nghiên cứu.

Kết quả

Từ ngày 29 tháng 2 năm 2016 đến ngày 10 tháng 3 năm 2022, nghiên cứu ghi nhận 347 người tham gia, bao gồm 174 bệnh nhân ở nhóm opioid và 173 người ở nhóm giả dược) với tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 51% và 49%. Tuy nhiên, 33 người (19%) trong nhóm opioid và 25 người (15%) trong nhóm giả dược đã dừng tham gia thử nghiệm vào tuần thứ 6 do không thể theo dõi và rút khỏi nghiên cứu. Cuối cùng, 151 người trong nhóm opioid và 159 người trong nhóm giả dược được đưa vào phân tích. Điểm đau trung bình sau 6 tuần là 2,78 (sai số chuẩn - SE=0,20) ở nhóm opioid so với 2,25 (SE = 0,19) ở nhóm giả dược (hiệu số trung bình hiệu chỉnh  0,53, khoảng tin cậy 95%: 0,00 - 1,07, p=0,051). Tỷ lệ gặp ít nhất một biến cố bất lợi n ở nhóm opioid là 35% (61/174) và ở nhóm giả dược là 30% (51/172) (p=0,30). Trong đó, nhóm opioid ghi nhận 7,5% người tham gia gặp phản ứng táo bón và 3,5% người tham gia ở nhóm giả dược báo cáo gặp phải phản ứng này.

Kết luận

Opioid không nên được sử dụng trong trường hợp đau thắt lưng và đau cổ cấp tính do không có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau so với giả dược. Kết quả nghiên cứu khuyến khích bác sĩ/dược sĩ hạn chế sử dụng opioid thường xuyên cho tình trạng này.

Nguồn:  Opioid analgesia for acute low back pain and neck pain (the OPAL trial): a randomised placebo-controlled trial - The Lancet

https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(23)00404-X/fulltext

 

Xem chi tiết file hieu-qua-giam-dau-that-lung-va-dau-co-cap-tinh-cua-nhom-thuoc-opioid.docx tại đây
Văn bản pháp lý
Thủ tục hành chính
Thông tin công khai
Câu hỏi quan tâm
Những điều cần biết
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,105
  • Tháng hiện tại25,462
  • Tổng lượt truy cập231,457