- Theo định luật Archimède, lực đẩy của nước tương đương với trọng lượng của khối nước mà vật chiếm chỗ và có chiều ngược với chiều trọng lực. Như vậy khi đặt bộ phận cơ thể thong nước thì trọng lượng sẽ giảm đi đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động được dễ dàng hơn.
- Mặt khác khi một vật chìm trong nước sẽ chịu một áp suất tỳ nén của nước, áp suất này phụ thuộc vào tỷ trọng và độ sâu của nước. Tính chất này được áp dụng vào trị liệu phù nề.
Đây là các yếu tố đặc trưng của nước mà các phương pháp Vật lý khác không có, được áp dụng để vận động trị liệu trong nước.
Nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ cục bộ hay toàn thân qua các hiện tượng dẫn nhiệt và đối lưu. Tác dụng trị liệu phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa da và nước, phương thức ứng dụng, diện tích vùng điều trị và thời gian.
- Nước nóng:
+ Dùng nước nóng cục bộ có tác dụng như các phương pháp nhiệt trị liệu khác.
+ Dùng nước nóng toàn thân: có tác dụng tăng tiết mồ hôi, tăng tuần hoàn ngoại vi làm giảm huyết áp, giảm kích thích thần kinh…
- Nước lạnh: có tác dụng trái ngược với nước nóng.
- Nóng lạnh xen kẽ: sự biến đổi đột ngột và sâu sác của nhiệt độ có khả năng kích thích các thần kinh và cơ.
Dùng dòng nước luân chuyển tác động lên da có tác dụng kích thích các thụ cảm thể giống như sự xoa bóp, làm giảm đau và giãn cơ. Tuỳ thuộc vào vận tốc và hình thái của dòng chảy hay tia nước mà có thể tạo ra áp lực tác động và các kiểu xoa bóp khác nhau. Ngoài ra, dòng nước luân chuyển còn làm mềm và bong các lớp mô chết và các chất dịch khô phủ trên các vết thương.
Thành phần hóa học của các chất hòa tan trong nước cũng là một yếu tố quan trọng trong thủy trị liệu. Các thành phần này có thể là tự nhiên (trong nước khoáng thiên nhiên), hay nhân tạo (được pha thêm vào phù hợp với mục đích điều trị).
Trong thực hành điều trị, người ta thường sử dụng phối hợp các yếu tố trên với nhau tạo ra các kỹ thuật điều trị khác nhau.
1.1. Ngâm nước nóng.
- Tác dụng: tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng thải mồ hôi, tạo thư giãn cơ làm giảm đau, giảm co thắt cơ.
- Kỹ thuật: bệnh nhân nằm trong bồn nước ngâm đến cổ, tăng nhiệt độ nước tới khoảng 37,80C, có thể kết hợp với xoa bóp và tập vận động trong nước. Thời gian ngâm 20-30 phút. Kết thúc điều trị cần lau khô.
- Chỉ định: viêm khớp, tăng huyết áp, các chứng co thắt của cơ quan tiêu hóa và tiết niệu, viêm dây thần kinh, chấn thương.
- Chống chỉ định: bệnh nặng, xơ cứng động mặt, Basedow, động kinh, ưa chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh.
1.2. Ngâm nước lạnh.
- Tác dụng: nhịp tim chậm lại mặc dù lúc đầu hơi tăng, nhịp thở chậm sâu, lúc đầu dãn mạch nông đỏ da, cảm giác dễ chịu, khi ngâm lâu da dần dần trở nên xanh và có thể xanh tái, khi ra khỏi nước da hồng trở lại.
- Kỹ thuật: làm ấm bệnh nhân, ngâm nước lạnh ở nhiệt độ 10-26,70C thời gian từ 4 giây đến 3 phút tuỳ sức chịu đựng của bệnh nhân, có thể kết hợp với chà xát để trợ giúp. Sau ngâm phải lau khô và chà xát mạnh bằng khăn bông.
- Chỉ định: kích thích biến dưỡng, chứng béo phì giảm hoạt động chức năg, táo bón vô trương lực.
- Chống chỉ định: tăng huyết áp, ưa chảy máu, viêm thận, liệt cứng, táo bón co giật, thể trạng yếu.
Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng chịu được tác dụng ngâm nước toàn thân hoặc chỉ có yêu cầu điều trị cục bộ. Vùng điều trị có thể là tay, chân hoặc các phần của thân mình.
2.1. Ngâm nước nóng.
Cho bộ phận ngâm trong nước nóng 37-400C, thời gian 10-30 phút.
Chỉ định: đau dây thần kinh, đau khớp, đau cơ, co thắt cơ.
2.2. Ngâm nóng lạnh xen kẽ.
- Tác dụng: gia tăng tuần hoàn nhiều và lâu.
- Kỹ thuật: cần 2 chậu nước, 1 chứa nước nóng 400C, 1 chứa nước lạnh 160C.
+ Ngâm nước nóng 10 phút – nước lạnh 1 phút.
+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.
+ Kết thúc bằng ngâm nước nóng 5 phút.
- Chỉ định: rối loạn tuần hoàn ngoại vi do co thắt động mạch, đổ mồ hôi chân tay, bong gân, viêm khớp.
- Chống chỉ định: thiểu năng động mạch, xơ cứng động mạch, bệnh tuần hoàn ngoại vi nặng, bệnh đái tháo đường.
3.1. Tác dụng:
Dùng sự luân chuyển của dòng nước có tác dụng như xoa bóp lên da, ngoài ra còn kết hợp với điều trị bằng nhiệt tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước sử dụng.
3.2. Các kỹ thuật tạo dòng luân chuyển.
- Bồn nước xoáy và bồn Hubbard: nước trong bồn được khuấy động liên tục bằng 1 động cơ tạo sự xoa bóp nhẹ nhàng.
- Vòi tắm tia nước: với các tia nước nhỏ tạo áp lực và nhiệt độ tác động lên da, có thể tác động toàn thân hoặc một diện nhỏ.
- Bồn tia nước: có hệ thống bơm hút nước từ bồn ra và phun vào với các tia nước có kích thước và áp lực khác nhau tạo sự xoa bóp thư giãn đặc biệt.
- Tia nước lớn (8-20mm) với áp suất cao (2-4atm) nóng và lạnh:
+ Douche Charcot: nước ấm bắn vào người ở cách xa 3m tạo nên vùng chịu áp lực như xoa day lên da.
+ Douche Shotlander: dùng 2 tia nước, 1 ấm (360C) và 1 lạnh (200C) thay nhau 2-10 giây bắn vào người ở cách xa 3m vừa có tác dụng xoa day vừa có tác dụng rèn luyện (nóng – lạnh) tăng cường sức khoẻ.
- Nước khoáng: thành phần chủ yếu gồm có các kháng chất như Ca++, Mg++, Na+, Cl-…có tác dụng phục hồi sức khoẻ và chữa một số bệnh mạn tính về xương khớp, tiêu hóa, thần kinh, phụ khoa, hô hấp, ngoài da…
- Tắm ngâm có khí O2 nhân tạo: dùng phương pháp hòa O2 vào nước bằng áp suất cao, trộn O2 bằng giàn phun, tạo O2 bằng phản ứng hóa học. Có tác dụng: giảm kích thích, an thần, hạ huyết áp, tăng cung cấp O2 cho cơ thể, điều hòa tuần hoàn.
- Tắm ngâm có khí CO2: dùng nước khoáng có CO2, trộn CO2 bằng giàn phun, tạo CO2 bằng phản ứng hóa học. Có tác dụng: hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi, điều hòa rối loạn thần kinh thể nhược, rèn luyện tim mạch.
- Tắm nước biển hoặc nước pha muối.
- Các tinh dầu: thông, bạc hà, sả… kích thích hô hấp, da và thần kinh.
Không khí được bão hoà hơi nước nóng 40-450C và được luân chuyển bằng quạt gió. Sự truyền nhiệt chậm của hơi nước giúp cho các mô thính ứng với trạng thái gia tăng chuyển hóa. Có thể ứng dụng phương pháp này để trị liệu cục bộ hay toàn thân. Cần nhớ lau khô sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.
1.1. Tác dụng:
- Lợi dụng lực đẩy Archimède làm trọng lượng cơ thể và chi thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.
- Lợi dụng sức cản của nước để tạo lực đề kháng trong luyện tập.
1.2. Chỉ định:
Vận động trong nước được áp dụng rộng rãi trong các bệnh lý rối loạn vận động.
1.3. Chống chỉ định:
Các bệnh cấp tính, bệnh ngoài da, vết thương hở, suy tim, suy kiệt, tăng hoặc hạ huyết áp, mất kiểm soát cơ vòng, đang kinh nguyệt, bệnh hô hấp.
2.1. Lượng giá người bệnh.
- Lượng giá toàn thân: đánh giá tình trạng toàn thân, phát hiện các yếu tố chốgn chỉ định.
- Lượng giá vận động: tầm vận động khớp, sự điều phối và thăng bằng, khă năng hoạt động và di chuyển trên cạn. Đánh giá sức cơ dưới nước theo độ cải biên:
Độ 0: không có co cơ.
Độ 1: co cơ với sức nổi trợ giúp.
Độ 2: co cơ không có sức nổi.
Độ 2+: co cơ kháng lại sức nổi.
Độ 3: co cơ kháng lại sức nổi nhanh.
Độ 4: co cơ kháng lại sức nổi có phao nhẹ.
Độ 5: co cơ kháng lại sức nổi có phao lớn.
2.2. Chuẩn bị phương tiện.
- Nhiệt độ nước: tốt nhất là 36-370C, có thể thay đổi tuỳ trường hợp cụ thể.
- Dụng cụ: tay vịn gắn chặt vào thành hồ, xà kép, bậc thang, ghế thấp, phao các loại, tấm cản nước, bóng và đồ chơi khác.
- Vòi tắm kết hợp các loại.
- Vệ sinh: hồ phải được thay nước và làm sạch hàng ngày.
2.3. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Không được điều trị ngay sau khi ăn, tốt nhất cách xa bữa ăn 30 - 60 phút.
- Nhắc nhở bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi tiến hành tập.
- Kiểm tra kỹ da bệnh nhân không có bệnh ngoài da.
- KTV có thể xuống hồ cùng bệnh nhân hoặc có thể đứng trên bờ để điều khiển.
- Tư thế bệnh nhân: có thể đứng, ngồi, nằm tuỳ bài tập vận động.
- Tập vận động khớp thụ động dưới nước.
- Tập vận động khớp chủ động có trợ giúp bằng lực đẩy Archimède
- Tập động tác hữu ích.
- Tập di chuyển trong nước.
- Kéo giãn cột sống trong nước…