SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN
Bệnh viện y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Bình Thuận

Lô 2A KDC Hùng Vương, Đường Võ Văn Kiệt, P. Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận

Bệnh viện là Nhà thương

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

  • 24/06/2017
  • 230

 ĐƠN VỊ CHÂM CỨU VIỆT

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

Ths. BS Vũ Thái Bình

BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. Là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Phương pháp này đó được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Nhiều bệnh mạn tính đó được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ.Không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt các nước châu âu, xứng đáng mang tên “cấy chỉ Việt”!

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.

Năm 1960 Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp cấy chỉ. Các cơ sở đã áp dụng phương pháp này là Viện quân y 103, Viện quân y 108, Viện quân y 91(quân khu 1), Bệnh viện y học dân tộc Hà Nội và một số cơ sở điều trị khác.

Năm 1975 GS.Nguyễn Tài Thu, người có công rất lớn trong nghiên cứu và áp dụng điều trị có kết quả một số mặt bệnh đặc biệt là hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ. Từ năm 1982, Viện Châm cứu Trung ương đứng đầu là giáo sư Nguyễn Tài Thu đã thực hiện cấy chỉ điều trị cho hàng loạt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, điển hình là trẻ em bị bại liệt.

Năm 1988 – 1989 quân y tổng cục chính trị cấy chỉ cho các thể bệnh như hen phế quản, đau nhức xương khớp, liệt…đã đạt được kết quả nhất định.

Năm 1990, BS Lê Thuý Oanh, đã từng học tập và công tác tại viện châm cứu, ứng dụng cấy chỉ rộng rãi ở Hội điều trị bằng các phương pháp Tự nhiên Hungary, Viện Châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, Viện Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng trẻ em Debrecen Hungary, một số cơ sở điều trị ở Paris Cộng hũa Phỏp, Dỹsseldorf, Hamburg Cộng hoà Liên bang Đức.

Hơn 30 mươi năm qua, Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã thực hiện cấy chỉ cho nhiều thể loại bệnh khác nhau thu được kết quả đáng khích lệ, phương pháp cấy chỉ đã dần khẳng định giá trị đích thực của nó, đây là một phương pháp điều trị đặc biệt của châm cứu, một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

Hiện nay, dưới sự dìu dắt của Phó giáo sư, Tiến sỹ Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, đang tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng  phương pháp cấy chỉ trong điều trị kết hợp với y học hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Cơ chế của cấy chỉ

- Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày, khi đưa vào cơ thể( cấy vài lần mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày),  như  một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

- Chỉ catgut là một Protit trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại chỗ làm tăng tái tạo Protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.

- Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của châm cứu.Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch(YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch.

Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.(theo volganic và kassin Liên Xô cũ có tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân)

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm - Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình điều trị tiếp theo

+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên.

Chống chỉ định

+ Người bệnh đang sốt cao.

+ Tăng huyết áp kịch phát

+ Phụ nữ có thai

+ Những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu

+ Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.

Những mặt bệnh thường điều trị tại bệnh viện châm cứu

Các bệnh dị ứng (Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang di ứng)

    + Các chứng liệt

    + Các chứng đau

    + Bệnh ngũ quan

 CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Những công trình nghiên cứu dị ứng ở Việt Nam 30 năm qua cho thấy số người mắc bệnh dị ứng tăng nhanh trong những năm gần đây và có triều hướng ngày càng "ác tính" hơn gồm nhiều loại với nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc do thuốc, thực phẩm hoá chất, bụi nhà, lông xúc vật, hoặc do nhiều loại vi khuẩn virus..v.v. Một trong những bệnh phổ biến nhất là viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý dị ứng của đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ khoảng 6,3% dân số, trong đó người lớn chiếm khoảng 10- 30% và trẻ em chiếm khoảng 40%, có xu hướng gia tăng, nhất là những nước công nghiệp phát triển.

Đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng xảy ra ở mắt mũi và họng do sự tiếp xúc  quá mẫn với các dị nguyên (dị nguyên ngoại sinh và dị nguyên nội sinh). Cơ thể sẽ giải phóng ra các chất trung gian hoá học đặc biệt là histamin, gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi, khoang họng, kết mạc mắt. Triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột từng cơn vào buổi sáng sớm hay khi thời tiết thay đổi đầu tiên ngứa nhiều ở hai bên hốc mũi, lan lên mắt rồi gây khô ngứa cổ họng tiếp theo là hắt hơi liên tục có khi 5 đến 10 lần, chảy nước mắt nước mũi rồi nghẹt mũi cả hai bên, xuất hiện nhiều lần trong ngày rất khó chịu giai đoạn này kéo dài khoảng 2- 3 ngày tự khỏi khi không còn tiếp xúc với dị nguyên. Giai đoạn sau tái đi tái lại nhiều lần, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm giảm năng xuất lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Y học hiện đại có nhiều loại thuốc điều trị thuốc dùng tại chỗ như thuốc nhỏ, thuốc xông, thuốc toàn thân dùng đường uống, tiêm.. nhưng dùng nhiều lần gây nhờn thuốc, có một số tác dụng không mong muốn gây hại cho sức khỏe con nguời.

Điều trị bệnh dị ứng nói chung bằng  phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền có châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và cấy chỉ được giáo sư Nguyễn Tài Thu nghiên cứu áp dụng từ  năm 1960 đạt kết quả rất khả quan. Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng chưa thấy có công trình nghiên cứu cụ thể nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

- Đánh giá tác dụng của cấy chỉ trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

- Xây dựng phác đồ huyệt cấy chỉ trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu ứng dụng cấy chỉ trên thế giới và Việt Nam

2.1.1. Ứng dụng cấy chỉ trên thế giới

Châm cứu là cách chữa bệnh cổ truyền của trung quốc, Việt Nam và một số nước phương đông. Ngày nay, kỹ thuật này khụng cũn xa lạ với các nước trên thế giới như châu Á, châu Âu, châu Mỹ..Việc dùng chỉ catgut cấy vào huyệt đạo được coi là một phương pháp đặc biệt của châm cứu và có thể điều trị được một số bệnh nhất định.

Năm1960 Trung Quốc đó cấy chỉ điều trị các bệnh Parkinson, nhức đầu do co thắt mạch máu, đau thắt ngực, hội chứng tiền kinh nguyệt…

Từ năm 1990 đến nay tại Viện Châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, Hunggary, Viện nuôi dưỡng và phục hồi chức năng trẻ em Debrecen Hunggari, một số cơ sở điều trị ở Paris cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên ban đức Dusseldorf, Hamburg,  đã áp dụng cấy chỉ điều trị cho khoảng 15.000 bệnh nhân với các mặt bệnh khác nhau đạt kết quả rất tốt.

Lohiya, Ấn độ cũng đã áp dụng cấy chỉ điều trị một số bệnh nhất định.

1.2.ứng dụng cấy chỉ ở Việt Nam.

Từ những năm 1960 một số cơ sở chữa bệnh đã dựng phương pháp thắt buộc chỉ catgut ( thắt hình số 8, hình chữ K, thắt vòng tròn trong phẫu thuật và tiểu phẫu) để điều trị bệnh nhằm mục đích tăng sư phát triển của các tổ chức cơ, gây tác dụng ức chế với trương lực cơ giãn và kích thích sự phục hồi của thần kinh ngoại vi.

Năm 1960 Việt Nam đã dựng kim cong khâu da đưa chỉ catgut vào huyệt để điều trị bệnh hen phế quản, loét hành tá tràng, đau vùng lưng hông và các chứng liệt vận động. Sau đó  kim chọc dò tuỷ sống (troca) đã được sử dụng để đưa chỉ vào huyệt theo phương thẳng đứng hay xiên mà các phương pháp chôn chỉ bằng kim cong không khắc phục được. Các phương pháp này đều được gây tê trước huyệt vị bằng Nôvôcain hay lidocain 1-2% và đều phải thực hiện trong bệnh viện như một ca tiểu phẫu thuật.Phương pháp này chỉ  điều trị giới hạn được một số mặt bệnh nhất định, những trường hợp bệnh nặng, sức khoẻ quá  yếu, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì không thực hiện được. Đôi khi xảy ra sưng, viêm, xuất huyết tại vùng cấy chỉ và còn gây đau nhiều.

Năm 1975 Nguyễn Tài Thu và cộng sự đã nghiên cứu và điều trị có kết quả tốt một số mặt bệnh  đặc biệt là hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ.

Năm 1981 bệnh viện 103, bệnh viện 108 quân đội bộ Quốc phòng cũng đã tiến hành cấy chỉ để điều trị bệnh hen phế quản, phục hồi vận động cho các bệnh nhân liệt.

Năm 1982 Lê Thuý Oanh và cộng sự đó nghiên cứu cấy chỉ và áp dụng điều trị ở Viện quân y 91 quân khu I, phòng quân y thuộc tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng.

Tại bệnh viện Châm cứu từ khi thành lập đến nay đó cấy chỉ cho hàng chục ngàn bệnh nhân với các mặt bệnh khác nhau thu được kết quả rất khả quan.

Năm 2007 đề tài "cấy chỉ catgut điều trị hen phế quản" cấp cơ sở đã được nghiệm thu đạt kết quả suất sắc.

2.2. Phương  pháp cấy chỉ vào huyệt

2.2.1. Khái niệm  về cấy chỉ :

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ.

2.2.2. Cơ chế của cấy chỉ:

- Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày, khi đưa vào cơ thể( cấy vài lần mỗi lần cách nhau>20 ngày),  như  một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

- Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của châm cứu.Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch(YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch.

Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.(theo volganic và kassin Liên Xô cũ có tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân)

+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm - Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

2.3. Khái niệm dị ứng

Dị ứng là một hiện tượng quá mẫn cảm mắc phải sau lần tiếp xúc đầu tiên.(theo Von pirquet 1906)

- Điều kiện cần cho phát sinh phản ứng dị ứng:

+ Lần tiếp xúc đầu tiên với một chất lạ gây mẫn cảm: Kháng nguyên hay dị nguyên.

+ Giai đoạn ủ bệnh cần thiết cho phát triển các kháng thể.

+ Lần tiếp xúc thứ 2 với chất lạ này.

- Dị nguyên là nguyên nhân gây dị ứng có hai nhóm lớn ngoại sinh và nội sinh. Dị nguyên ngoại sinh từ môi trừơng bên ngoài lọt vào cơ thể( có nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng) có tính chất kháng nguyên và có một số đặc điểm nhất định.Những dị nguyên hình thành ngay trong cơ thể gọi là dị nguyên nội sinh( tự dị nguyên)

2.3.1. Viêm mũi dị ứng theo YHHĐ

-  Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng của toàn thân có biểu hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.

- Dị nguyên bao gồm: Phấn hoa, bụi nhà nấm mốc, vải sợi, lông gia xúc, gia cầm, một số thứ ăn, thuốc hoặc vi khuẩn virus…

2.3.2. Theo y học cổ truyền

- Viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các triệu chứng "tỵ cừu", "tỵ trất" phát sinh do 2 nguyên nhân: công năng tạng phủ (chủ yếu là tỳ, phế, thận) rối loạn, bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm  sút, dễ sinh bệnh.YHCT gọi là "tỵ lậu" hoặc "não lậu".

2.3.3. Cơ chế bệnh sinh

- Theo YHHĐ: Phản ứng dị ứng xảy ra theo hai giai đoạn.Trong giai đoạn nhanh, chất gây dị ứng ( dị nguyên) tác dụng vào IgE gắn trên tế bào mastocyte, khiến tế bào tiết ra histamine, leukotrienes, bradikinin và các chất trung gian hoá học khác.Giai đoạn chậm xảy ra vài giờ sau giai doạn trên giảm sự xâm nhập của các tế bào eosinopils, basophils, monocytes và lymphocytes.Hậu quả của giai đoạn chậm là sự đáp ứng quá nhậy cảm của đường hô hấp và sự tăng cường điều chỉnh (upregulation) làm cho đường hô hấp phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc lại với dị nguyên. Giai doạn chậm cũng bao gồm cả phản ứng tế bào và các chất trung gian hoá học gồm histamine, leukotrienes và các chất khác. Cytokines do lymphocytes T và mastocytes tiết ra duy trì sự thâm nhiễm tế bào. Biểu mô trở thành một nhóm tế bào hoạt động, cung cấp cytokines và chemokines liên hệ đến sự tuyển mộ tế bào với sự tích tụ của tế bào mastoctes, basophil, lymphocytes T. Tiến trình này tồn tại trong nhiều tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên. ở người viêm mũi mạn tính, sự tiếp xúc liên tục với dị nguyên lượng nhỏ duy trì tình trạng viêm ở mũi.

- Theo YHCT: Công năng của các tạng phế, tỳ, thận suy yếu. Phế chủ về khí, phế lại không tuyên được khí, Tỳ hư sinh đàm thấp, Thận nạp khí, Thận dương hư không giáng hoá được thuỷ cốc dẫn đến đàm. Đồng thời kết hợp với phong tà khí xâm nhập, ăn uống không thích hợp, sức đề kháng của cơ thể suy nhược mà gây nên bệnh.

2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán

2.3.4.1.Lâm sàng

- Tam chứng của viêm mũi dị ứng:

+ Hắt hơi/ ngứa mũi

+ Nghẹt mũi

+ Chảy nước mũi.

- Các triệu chứng khác: Niêm mạc mũi sưng đỏ.

+ Mắt: viêm kết mạc dị ứng, ngứa mắt, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, mắt đỏ, mi mắt sưng nề, nhạy cảm khói thuốc, ánh sáng.

+ Xoang: viêm xoang mũi, hay hỉ mũi chảy nước mũi trong hay có mủ, mhức đầu, không phân biệt được mùi, mất mùi vị.

+ Họng: ngứa họng, cảm giác vướng họng

+ Toàn thân: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, thức giấc về đêm.

2.3.4.2.Cận lâm sàng

+ Tế bào eosinophil có nhiều trong dịch tiết của mũi.

+ IgE toàn phần tăng.

2.3.4.3. Phân loại: có nhiều cách phân loại khác nhau, dựa theo mức độ của triệu chứng chia:

- Viêm mũi gián đoạn:

Các triệu chứng xuất hiện liên tục ≤ 4 ngày/ tuần hoặc ≤ 4 tuần liên tiếp.

- Viêm mũi dai dẳng:

Các triệu chứng xuất hiện liên tục ≥ 4 ngày/ tuần và  > 4 tuần liên tiếp

- Viêm mũi mức độ nhẹ:

+ Giấc ngủ bình thường

+ Hoạt động xã hội và giải trí bình htường.

+ Học tập và làm việc bình thường.

+ Triệu chứng ít khó chịu.

- Viêm mũi mức độ trung bình - Nặng: Có ít nhất 1 trong 4 tiêu chuẩn là đủ.

+ Giấc ngủ bị rối loạn.

+ Hoạt động xó hội và giải trí bị rối loạn.

+ Học tập và làm việc bị rối loạn.

+ Triệu chứng rất khó chịu.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân, lứa tuổi từ ≥6 tuổi dược chuẩn đoán xác định là viêm mũi dị ứng. Loại trừ những bệnh nhân có viêm xoang kèm theo (nghi ngờ chụp xoang tư thế Hirz- Bronduex).Tiến hành cấy chỉ  vào các huyệt.

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng.

3.2.1.Phương tiện nghiên cứu

- Dụng cụ:

- Chỉ catgut Plain (catgut norman) số 2 hoặc số 3 thích hợp với loại kim tương ứng.

- Kim có thông nòng số 18 hoặc 20.

- Găng tay vô trùng số 7, 8.

- Toan có lỗ, khay, bông, gạc vô trùng

- Chọn kinh huyệt:

Dựa vào học thuyết Âm- Dương ngũ hành và học thuyết  kinh lạc chọ một số huyệt vị sau:

Nghinh hương             Tỵ thông   Phế du                                    

Cao hoang du              Hợp cốc                        Túc tam lý

- Liệu trỡnh: Khoảng >15 ngày cấy lại mỗi đợt cấy khoảng 3- 6 lần tuỳ mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

3.2.2. Xử lý số liệu:

- Các số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y học

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu xuất hiện ở nam giới,  lứa tuổi trưởng thành, phần lớn tập chung ở thành thị.Tuổi trẻ và tuổi cao ít mắc bệnh hơn. Vùng biển và vùng núi ít bệnh nhân viêm mũi có thể do khí hậu trong lành, thoáng mát, ít ô nhiễm không khí(do sự phát triển kinh tế xó hội).Bệnh xuất hiện chủ yếu khi chuyển vụ, khi có sự thay đổi của thời tiết đột ngột, không phụ thuộc rõ rệt theo mùa trong năm.

4.2. Về kết quả điều trị bằng phương pháp cấy chỉ

Chúng tôi cấy chỉ lần 1, lần 2 và trên lần 3 mỗi lần cách nhau >15 ngày.Qua nghiên cứu cho ta thấy hầu hết các bệnh nhân đến cấy chỉ ở mức độ bệnh trung bình và nặng hoặc bệnh dai dẳng, rất ít trường hợp bệnh nhẹ vỡ thụng thường người bệnh ít quan tâm thực sự đến sức khỏe, người bệnh ngại đi khám, chỉ khi bệnh nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng tới công việc họ mới đến viện khám và điều trị.Qua 2 lần các bệnh nhân viêm mũi mức độ nhẹ, viêm mũi gián đoạn khỏi 100% .Không có trường hợp nào phải cấy đến lần thứ 3.Những bệnh nhân mắc bệnh mức độ nặng và mức độ dai dẳng, khỏi, đỡ đạt 80%(mức độ bệnh) và 84,9%(bệnh viêm mũi dai dẳng) chỉ có(20% và 15,1%) trường hợp phải cấy đến lần thứ 3.Vì chúng tôi không làm nghiên cứu tiếp các lần cấy chỉ sau nên còn 20%(bệnh mức độ nặng) và 15,1%(bệnh viêm mũi dai dẳng) chưa đánh giá được kết quả.

V. KẾT LUẬN

- Phương pháp cấy chỉ điều trị viêm mũi di ứng cho kết quả rất tốt 100% khỏi bệnh ( mức độ bệnh nhẹ và bệnh viêm mũi gián đoạn), hầu hết bệnh nhân khỏi và đỡ qua 2 lần cấy chỉ (với những bệnh nhân có bệnh mức độ nặng và viêm mũi dai dẳng)

- Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp cấy chỉ các hyệt Nghinh hương, Tỵ thông, Hợp cốc, Cao hoang du, Phế du, Túc tam lý.

Văn bản pháp lý
Thủ tục hành chính
Thông tin công khai
Câu hỏi quan tâm
Những điều cần biết
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Hôm nay401
  • Tháng hiện tại14,391
  • Tổng lượt truy cập195,658