SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN
Bệnh viện y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Bình Thuận

Lô 2A KDC Hùng Vương, Đường Võ Văn Kiệt, P. Phú Hài, TP. Phan Thiết, Bình Thuận

Bệnh viện là Nhà thương

BỆNH VIỆN LÀ NHÀ THƯƠNG 

  • 05/12/2024
  • 116

    Không biết tự hồi nào người ta cứ gọi Bệnh viện là Nhà thương; sau này khi lớn lên ra vô bệnh viện hoài, ngẫm ra tôi mới hiểu ra được lý do tại sao người ta gọi Bệnh viện là Nhà thương.

     Bệnh viện
    Bệnh viện là một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho người dân được chăm sóc toàn diện về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, chữa bệnh và phòng bệnh.

     Nhà
     Nhà là nơi để trú ẩn;
     Nhà là nơi có mẹ, có cha và những người thân yêu;
     Nhà là nơi cho ta tất cả, nơi để ta tìm về bình yên, nơi trao gửi và gắn kết yêu thương;
     Nhà là điểm tựa vững chắc để ta khỏe mạnh vươn xa, cũng như sẵn sàng giang rộng vòng tay đón ta trở về, với tất cả sự yêu thương và bao dung;

     Ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về; Đó là nhà!

      Thương Theo nghĩa thương yêu, chăm sóc;
      Thầy thuốc thương yêu người bệnh “…Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú ... Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” (Thư Chủ tịch  Hồ Chí Minh 
gửi ngành y tế ngày 27/02/1955)
      Đồng nghiệp, đồng đội, đồng sự: thương yêu, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và đời sống.
     Thân nhân người bệnh: thể hiện sự yêu thương, hiếu thảo, chăm sóc người thân của mình, giúp những người bệnh, cùng cảnh ngộ, chia sẻ, động viên, cùng nhau vượt qua bệnh tật.

      Nhà thương
      Nơi chữa trị cho người thương tật, bệnh đau; 
      Nhà thương gắn liền với tình thương, đầy ắp tình thương yêu con người;
      Nhà thương thể hiện truyền thống nhân ái ngàn đời của dân tộc ta;
     Cái từ "nhà thương" vốn có từ trước trong cách gọi của dân ta được Bác Hồ dùng rất tự nhiên với ý nghĩa đích thực của nó: 

     "Tôi gửi cho tất cả mọi người trong nhà thương lời chào thân ái và quyết thắng" (Thư Bác Hồ khen ngợi các chiến sỹ bị thương và sự tận tâm của các Y sĩ, khán hộ, cứu thương viết ngày 8-1-1947). 
     Bác Hồ nhiều lần dùng chữ “nhà thương” trong thư gửi cán bộ và nhân viên Nhà thương Nghệ An ngày 16/03/1967: “... Các cô, các cháu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm xây dựng một nhà thương tốt,…”  Bác cũng gửi lời “chúc bà con nằm Nhà thương mau chóng khỏe mạnh”. 

    Dùng chữ “nhà thương” thay cho “bệnh viện”, phải chăng Người muốn nhắc nhở chúng ta rằng:“Bệnh viện là ngôi nhà lớn, ở đó có tình thương, là nơi mà người bệnh nhận được ở những người người thầy thuốc một sự chia sẻ, một tấm lòng, một chỗ dựa về tinh thần bên cạnh chỗ dựa về chuyên môn, để vượt qua những đau khổ do bệnh tật, những bất hạnh của số phận”. Người thầy thuốc chẳng những có trách nhiệm cứu chữa bệnh tật mà còn phải là người chăm sóc, nâng đỡ sức khỏe tinh thần như những người người thân gần gũi.
      Bệnh viện là nơi đón ta chào đời, cũng là nơi chăm sóc ta cuối đời;
      Nhà là nơi ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tạm biệt người thân yêu./.

Văn bản pháp lý
Thủ tục hành chính
Thông tin công khai
Câu hỏi quan tâm
Những điều cần biết
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,181
  • Tháng hiện tại8,408
  • Tổng lượt truy cập245,946