Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Bình Thuận

Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng Bình Thuận

bn1
bn2
bn3
bn4
bn5
bn6
bn7
bn8
bn9
...

Hội chứng thợ lặn

4502 Lượt xem 20/06/2017

Nước ta có bờ biển dài có nhiều thợ lặn làm việc ở nhiều ngành khác nhau: xây dựng, cứu hộ, dầu khí, quốc phòng ; đặc biệt trong đánh bắt hải sản. Nghề lặn bắt sò tập trung ở các tỉnh miền Trung có vai trò quan trọng đối với kinh tế địa phương cũng như đời sống của nhiều người. Theo số liệu của Cơ sở thủy sản Bình Thuận: Tại Phan Thiết, Tuy Phong, Hàm Tân có 10.000 lao động trong đó có 2.000 thợ lặn sống về nghề lặn bắt sò xuất cảng. Hàng năm đem về cho tỉnh khoảng 100-125 tỷ đồng và 20-30 triệu USD chiếm 20-30% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nghề lặn mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng lắm rủi ro vì hiện tại thợ lặn vẫn làm việc trong điều kiện trang bị thô sơ, được đào tạo, hiểu về kỹ thuật lặn rất ít. Một trong những bệnh nghề nghiệp của thợ lặn có tỉ lệ gây tử vong và mất sức lao động cao là bệnh giảm áp.

 

Theo Sở y tế Bình Thuận trong 3 năm 1997-1999 Bệnh viện tỉnh và các bệnh viện y học cổ truyền, một số huyện trong tỉnh đã tiếp nhận 450 bệnh nhân. Điều trị bệnh giảm áp bằng thuốc, y học cổ truyền, châm cứu đem lại kết quả rất hạn chế. Số tử vong từ 2,7 đến 9% và gần như 100% bệnh nhân bị hội chứng thợ lặn nếu còn sống khi ra viện cũng đều trong tình trạng liệt hoàn toàn hay không hoàn toàn tay, chân.
Khi lặn dưới nước sâu người ta ở vào môi trường áp suất cao, không khí hít vào phổi cũng có áp lực cao tương ứng. Theo định luật Henry: Các khí tan vào các dịch của cơ thể tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần trong hỗn hợp khí hít vào được tính theo công thức:

Q  =        a.V.Pt
Pat

Trong đó: Q : Lượng khí hòa tan trong máu
a : Hệ số hòa tan
V : Thể tích máu
Pt : Áp suất riêng phần khí trong phế nang
Pat : Áp suất khí quyển

Các khí trơ không tham gia chuyển hóa nên có thể tan, tích lũy và đạt trạng thái bão hòa trong cơ thể tương ứng với áp suất môi trường xung quanh. Ở áp suất không khí bình thường lượng Nitơ hòa tan trong cơ thể gần 1 lít, ở 2at lượng Nitơ trong cơ thể bão hòa là 2 lít. Sau thời gian làm việc dưới sâu thợ lặn trở lại mặt nước. Trong quá trình giảm áp sự hòa tan của khí xảy ra theo quá trình ngược lại. Độ hòa tan giảm, các khí thải bớt ra ngoài cơ thể qua đường phổi. Nếu áp suất giảm chậm Nitơ từ các mô vào máu, tới phổi rồi thải ra ngoài. Khi giảm áp nhanh Nitơ không vận chuyển kịp tới phổi giải phóng ra ngoài sẽ tích lại trong cơ thể. Khi quá bão hòa tới mức nhất định sẽ hình thành các bọt khí, các bọt khí hình thành to dần gây tắc mạch chèn ép các tế bào nhất là các tế bào thần kinh gây liệt, rối loạn hoạt động cơ vòng…Đó là nguyên nhân của bệnh giảm áp.
Trong bệnh giảm áp bọt khí hình thành nhiều ở vùng nào sẽ gây tổn thương vùng đó và có biểu hiện lâm sàng tương ứng. Các mô tủy sống (chủ yếu phần ngực và thắt lưng), được cung cấp máu kém, có nhiều chất mỡ dễ tích tụ Nitơ (dung lượng nitơ hòa tan trong mỡ lớn gấp 5 lần trong nước , máu) dễ hình thành bọt khí. Do vậy tổn thương tủy sống gây liệt thường gặp và là tổn thươntg nặng nề trong bệnh giảm áp. Qua cơ chế gây bệnh nhận thấy để điều trị bệnh giảm áp phải làm tan bọt khí trở lại và giải phóng  lượng khí dư đó ra ngoài qua đường phổi. Oxy cao áp đáp ứng nhu cầu này. Thuốc và các phương pháp khác không làm tan được bọt khí nhất là các bọt khí lớn. Nói cách khác oxy cao áp là phương pháp đặc hiệu điều trị bệnh giảm áp. Khi điều trị bằng phương pháp này bệnh  nhân được nhanh chóng đưa trở lại môi trường áp suất cao, tạo điều kiện các bọt khí nitơ hòa tan trở lại trong máu và các dịch thể của cơ thể. Nitơ hòa tan được đưa tới phổi để giải phóng ra ngoài khi áp suất giảm rất chậm theo bậc thang. Mặt khác trong oay cao áp , áp suất riêng phần của oxy cao tạo điều kiện quá trình giải phóng Nitơ nhanh hơn. Đồng thời oxy góp phần cắt đứt các quá trình bệnh lý, giúp hồi phục chức năng hệ thần kinh cùng các cơ quan khác của cơ thể.
Các nước có nền y học phát triển điều trị bệnh giảm áp bằng oxy cao áp. Các máy oxy cao áp được lắp đặt ngay trên các tàu có thợ lặn làm việc để cấp cứu và điều trị kịp thời cho bệnh  nhân.
Nước ta phải đưa bệnh nhân vào đất liền nên thường bị muộn. Kết quả điều trị tại Trung tâm oxy cao áp đã đạt được : về vận động 53,6% phục hồi hoàn toàn, 42,8% phục hồi không hoàn toàn, 5,5 không hồi phục. Những bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn là những bệnh nhân sau khi xuất hiện bệnh giảm áp được sơ cứu bước đầu và được chuyển tới Trung tâm oxy cao áp trong một thời gian ngắn nhất.
Những bệnh nhân không hồi phục hoàn toàn là những bệnh nhân tới trung tâm muộn, toàn trạng kém, mới lặn được thời gian ngắn chưa có kinh nghiệm và những bệnh nhân mắc  thêm bệnh khác .
Phòng bệnh giảm áp bằng cách lặn đúng kỹ thuật có trang bị kỹ thuật bảo hộ lao động là quan trọng. Nhưng nếu không may mắc bệnh này cần đưa đến các cơ sở điều trị oxy cao áp càng sớm càng tốt.

Bs. Nguyễn Kim Phong

Tin liên quan
Top